https://jex.com.vn https://qik.com.vn

TRUNG ƯƠNG HỘI GIÁO DỤC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM

http://suckhoecongdong.net.vn


10 loại trái cây cực tốt cho người tiểu đường

Nhiều người bệnh tiểu đường vì lo ngại đường trong trái cây sẽ làm tăng chỉ số đường huyết mà loại bỏ những loại quả yêu thích của mình ra khỏi khẩu phần ăn. Nhưng chúng tôi xin bật mí với bạn một điều hết sức tuyệt vời đó là bạn có thể tha hồ ăn trái cây mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe nhé. Chỉ cần bạn biết ăn đúng cách, đúng lúc, đúng thời điểm thì bạn có thể tha hồ ăn tất cả những loại quả bạn yêu thích. Thậm chí có thể ăn mít, xoài chín, dưa hấu…
Trị tiểu đường không dùng thuốc bằng trái cây
Bài viết này, Bimemo xin được chia sẻ đến bạn cách ăn trái cây cho người tiểu đường mà không lo đường huyết tăng vọt!
Bật mí số 1: Đường trong trái cây là đường chậm, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiểu đường
Bạn biết không, Carbohydrate là nguồn năng lượng quan trọng nhất được tìm thấy trong tất cả các thực phẩm chúng ta ăn vào. Tuy nhiên tất cả các carbohydrate đều không giống nhau. Để hiểu được, chúng ta hãy dùng bốn loại thực phẩm khác nhau có chứa carbohydrate hoặc dạng đơn giản hơn của nó là đường ở dạng glucose hoặc fructose. Carbohydrate từ nhiều nguồn khác nhau hấp thụ vào máu như được minh họa bên dưới. Đường từ thức uống lạnh hoặc nước ngọt và bánh mì, bánh ngọt, bích quy bắn thẳng vào máu, nghĩa là nó hấp thu rất nhanh. Tuy nhiên đường Carbohydrate từ trái cây đi vào máu từ từ và đường từ các loại rau, củ, quả thẩm thấu từ từ vào máu nghĩa là tác dụng “Càng chậm, càng tốt”.
Nói tóm lại, cơ thể kiểm soát đường huyết không phụ thuộc nhiều vào lượng đường hoặc carbohydrate mà chúng ta ăn vào, mà nó phụ thuộc nhiều vào nguồn carbohydrate. Carbohydrate trong hoa quả là loại đường chậm, nên bạn hoàn toàn yên tâm ăn trái cây mà không phải lo lắng nhé! Giải pháp tối ưu cho bệnh nhân tiểu đường là dùng carbohydrate từ thực vật, ở dạng nguyên chất, không qua giai đoạn chế biến.
Tuy nhiên, phải ăn như thế nào mới đúng, mời bạn bước qua bật mí số 2 nhé.
Bật mí số 2: Thời gian ăn trái cây tốt cho người tiểu đường
Thời gian ăn trái cây rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường, hoặc thậm chí cả đối với người bình thường.
Nên ăn trái cây trước bữa cơm 1-2 tiếng. Và tuyệt đối không ăn ngay sau bữa ăn.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mọi người nên ăn hoa quả xen kẽ các bữa ăn chính (tức là các bữa phụ sáng và chiều). Ngoài ra bạn cần lưu ý là không nên ăn quá nhiều trái cây trước giờ ngủ, tốt nhất là cách giờ lên giường ít nhất khoảng 2 tiếng.
Bật mí số 3: 12 loại trái cây cực tốt cho người tiểu đường
1. Quả ớt chuông
Đối với người bệnh tiểu đường, loại ớt này đặc biệt có lợi vì không chỉ giúp kiểm soát lượng đường huyết mà còn giảm nguy cơ các biến chứng sức khỏe có liên quan tới bệnh. Làm giảm nguy cơ tăng đường huyết và giúp kiểm soát lượng đường huyết. Nghiên cứu được công bố trên tờ Natural Products Research chỉ ra rằng ớt chuông vàng kiểm soát hàm lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường và cũng giảm nguy cơ tiểu đường tốt hơn ớt chuông xanh. Đối với người bệnh tiểu đường, ớt tươi là tốt hơn ớt nấu chín. Bạn có thể bổ sung ớt cùng với các loại rau khác khi chế biến món salad, rắc một ít bột quế và làm thành món ăn nhẹ
2. Quả cà chua
Cà chua có khả năng làm giảm hiện tượng ứng xuất ôxy hóa – xuất hiện khi lượng glucose trong cơ thể vượt quá giới hạn cho phép. Các nhà khoa học khuyên dùng các sản phẩm chế biến từ cà chua như cà chua nghiền, nước cà chua ép hoặc nước sốt cà chua.., do chúng giúp làm tăng lượng lycopen trong máu, có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là đối với những người bị bệnh tiểu đường.
3. Quả táo
Táo giúp giải độc cơ thể và loại bỏ các chất thải nguy hại cũng như làm giảm nhu cầu insulin của bệnh nhân tiểu đường lên đến 35%. Táo làm tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu giúp phòng bệnh tim mạch, chữa tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Mặt khác, táo có các chất chống oxy hoá chống ung thư. Táo giúp ngăn ngừa các cơn đau tim, giảm nguy cơ ung thư và tránh các bệnh về mắt ở những người mắc bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu ăn 5 quả táo trong một tuần sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị các bệnh đường hô hấp (chẳng hạn như hen suyễn).
4. Quả dâu tây
Các chất chống oxy hóa trong dâu tây giúp giảm nguy cơ bệnh tim bằng cách giảm cholesterol LDL (xấu), duy trì hoặc cải thiện cholesterol HDL(tốt), và làm giảm huyết áp. Dâu tây giàu chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C và flavonoid, giúp làm giảm viêm và giảm nguy cơ (hoặc thậm chí cải thiện tình trạng hiện tại) của các bệnh liên quan đến viêm như ung thư, bệnh tim và các bệnh tự miễn. Trong 1 bát dâu tây chỉ có chứa 15g tinh bột, vậy nên nếu bạn là bệnh nhân mắc tiểu đường thì hoàn toàn có thể lựa chọn dâu tây là loại trái cây ăn hàng ngày của mình.
5. Quả dưa leo
Dưa leo chứa nhiều kali, vitamin K, C và ít carbohydrate nên được xem là loại rau lý tưởng cho người bị tiểu đường. Phần lá và trái của dưa có khả năng tiêu diệt, chế ngự sự phát triển của những tế bào ung thư. Vị đắng của dưa leo có khả năng trị ung thư và tiểu đường. Saponin trong dưa leo hoạt động như một loại thuốc chữa tiểu đường từ tự nhiên, giúp làm thông thoáng các mô tế bào. Nhờ đó tạo điều kiện để insulin và glycogen xâm nhập vào các tế bào tốt hơn, góp phần hạn chế sự gia tăng lượng đường trong nước tiểu.

6. Quả bưởi
Trong 1/2 quả bưởi có chứa tới 78% lượng vitamin C. Là loại vitamin vốn có những vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nước bưởi có những thành phần tựa như insulin giúp hạ đường huyết đồng thời hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường và cao huyết áp. Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn trung bình khoảng 2 đến 4 múi bưởi một ngày để cải thiện lượng đường huyết. Đặc biệt, nên lựa chọn bưởi đỏ để thưởng thức vì bưởi đỏ giàu vitamin C và Kali. Bưởi đỏ còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và các khoáng chất thiết yếu khác giúp ngăn ngừa bệnh cảm lạnh và bệnh ung thư.

7. Quả thơm
Trong 1/2 quả bưởi có chứa tới 78% lượng vitamin C. Là loại vitamin vốn có những vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nước bưởi có những thành phần tựa như insulin giúp hạ đường huyết đồng thời hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường và cao huyết áp. Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn trung bình khoảng 2 đến 4 múi bưởi một ngày để cải thiện lượng đường huyết. Đặc biệt, nên lựa chọn bưởi đỏ để thưởng thức vì bưởi đỏ giàu vitamin C và Kali. Bưởi đỏ còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và các khoáng chất thiết yếu khác giúp ngăn ngừa bệnh cảm lạnh và bệnh ung thư.

8. Quả ổi
Vỏ ổi cũng làm giảm cholesterol toàn phần, nhờ đó giảm nguy cơ bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.
Lượng vitamin C trong quả ổi rất dồi dào, 
gấp 4 lần so với cam. Cùng với đó, lượng chất xơ cũng tương đối cao, cứ 100g ổi có đến 6g chất xơ giúp làm giảm cholesterol và làm chậm hấp thu đường sau ăn.
Bạn tuyệt đối không uống nước ép trái ổi vì cách làm này khiến cho lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng.
 

 9. Quả thanh long
Thanh long chứa nhiều chất nhầy pectin, chất xơ hòa tan và chất xơ không tan cellulose đều là chất có tác dụng phòng trị bệnh táo bón, béo phì, xơ vữa động mạch, viêm ruột kết... rất hiệu quả. Lượng chất xơ dồi dào trong thanh long có thể kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trái cây này rất giàu chất béo không bão hòa đơn giúp trái tim được nghỉ ngơi trong tình trạng tốt nhất. Ăn thanh long cũng có thể giúp làm sạch hệ tiêu hóa. Lưu ý: bạn chỉ nên ăn tối đa 1 quả thanh long mỗi ngày và tuyệt đối không nên ăn vào buổi tối.
10. Quả dưa hấu
Dưa hấu là loại trái cây tươi, ngon và là một lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho sức khỏe vào mùa hè. Dưa hấu là nguồn các vitamin và khoáng chất tuyệt vời, bao gồm: vitamin A, vitamin C, kali, magiê, vitamin B1 và B6, chất xơ, sắt, canxi, và lycopene. Tốt là vậy, tuy nhiên bạn cần lưu ý khối lượng khi ăn, không nên ăn quá nhiều dưa hấu cùng một lúc.
Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi người tiểu đường nên ăn loại trái cây nào và cách ăn hoa quả cho họ. Chúc bạn sớm chia tay bệnh tiểu đường!
 

Tác giả bài viết: Suckhoecongdong.net.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây