Còn phía châu Á, xét chung là có tiến bộ hơn năm ngoái với thành tích lên hạng của Hàn Quốc (tiến 7 bậc) và Trung Quốc (hạng thứ 52). Bảng đánh giá này khảo sát 169 quốc gia theo các chuẩn như tuổi thọ, môi trường vệ sinh, nước sạch và xếp dạng béo phì và hút thuốc vào điểm trừ. Sau đây là thứ tự 10 nước nằm trong top đầu tính từ dưới lên.
Chế độ ăn uống theo phong cách Địa Trung Hải đã giúp nước này luôn chiếm vị trí tốt trong số các quốc gia Trung Đông. Năm 2019 Israel đứng ở vị trí thứ 10, giảm một bậc so với năm ngoái. Bên cạnh các xu hướng ăn kiêng tuyệt vời ấy, theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới khảo sát năm 2017, người dân Israel cũng có tuổi thọ tương đối cao, 82,9 tuổi, đứng thứ tám thế giới.
Vùng đất thuộc vịnh Fjords này là quốc gia đầu tiên trong số 6 nước châu Âu và là quốc gia thứ hai thuộc Bắc Âu nằm trong top 10. Tính đến năm 2015, theo bình quân đầu người Na-Uy có số lượng y tá và nữ hộ sinh cao nhất châu Âu, mặc dù quốc gia này cũng có tỷ lệ tử vong ở độ tuổi dưới 49 vì sử dụng ma túy quá liều và tự tử cao nhất trong số các quốc gia Bắc Âu.
Đất nước Singapore nhỏ bé như một thành phố nhưng lại được vinh dự đứng thứ tám trong bảng xếp hạng năm nay, dù thực sự nó đã tụt bốn bậc và mất vị trí là quốc gia châu Á khỏe mạnh nhất. Đây là một trong các xứ sở có tuổi thọ cao nhất khu vực và sở hữu một hệ thống chăm sóc sức khỏe rất đáng ngưỡng mộ.
Úc, quốc gia nổi tiếng đầy nắng gió cùng tận hưởng ánh hào quang top 10 năm nay dù rớt hai bậc so với ở bảng xếp hạng năm ngoái. Với một nền văn hóa thể thao và không gian ngoài trời tuyệt vời, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi xứ sở loài chuột túi được đánh giá là một trong những nơi có môi trường sinh hoạt lành mạnh nhất thế giới.
Nhảy từ bậc 8 năm ngoái lên thứ hạng 6 năm nay, Thụy Điển tự hào có một hệ thống chăm sóc sức khỏe được chính phủ tài trợ mạnh mẽ, chiếm khoảng 12% GDP, thuộc loại cao nhất thế giới.
Với nhiều điều thú vị nhờ vẻ đẹp tự nhiên phong phú và hệ thống sông hồ đẹp, đất nước miền núi trung tâm châu Âu này trở thành miền đất trong mơ cho những ai mê môn thể thao đi bộ đường dài. Chế độ ăn nhiều trái cây và ngũ cốc cùng một nền văn hóa thể thao năng động giúp Thụy Sĩ lọt vào top 10, mặc dù thấp hơn hai bậc so với bảng xếp hạng năm 2017.
Năm 2019 này, Nhật Bản đã vượt qua Singapore để trở thành quốc gia lành mạnh nhất châu Á, đồng thời leo lên ba bậc trong bảng xếp hạng. Đất nước Mặt Trời Mọc có chế độ ăn kiêng bao gồm cá và gạo, giúp xứ sở Phù Tang trở thành một trong những nước có tuổi thọ cao nhất thế giới.
Có lẽ chỉ là một hòn đảo nhỏ hẻo lánh ở Bắc Đại Tây Dương, nhưng khi nói đến sức khỏe cộng đồng, Iceland lại lớn hơn kích thước khiêm tốn của mình nhiều. Mặc dù tụt xuống 1 bậc từ vị trí thứ hai lần trước, Iceland vẫn là quốc gia có tuổi thọ cao và hệ thống phúc lợi tuyệt hảo theo phong cách Bắc Âu với mô hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng rộng lớn.
Quốc gia Địa Trung Hải nổi tiếng với thời tiết tuyệt vời, kỳ quan thiên nhiên phong phú và nhiều loại thực phẩm tốt và lành mạnh nhất thế giới này hơi buồn vì để tuột mất vị trí dẫn đầu. Nhiều nghiên cứu đã cho rằng, chế độ ăn uống theo thực đơn vùng Địa Trung Hải thuộc hàng lành mạnh nhất thế giới. Nó giúp người dân Ý duy trì tuổi thọ cao và tự hào với danh hiệu “Sardinia, Vùng xanh cho chất lượng cuộc sống”.
Nhảy vọt đến 5 bậc trong bảng xếp hạng năm nay, vượt qua Ý để trở thành vị trí dẫn đầu thế giới là Tây Ban Nha. Xét về ẩm thực, có vẻ như hai chế độ ăn uống mang tên paella và gazpacho sẽ lọt vào danh sách các xu hướng thực phẩm lành mạnh đồng hành với thực đơn Địa Trung Hải. Chúng chính là yếu tố khiến quốc gia Nam Âu này đoạt giải quán quân. Theo Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe của Washington, sau khi đã từng được xem là quốc gia có tuổi thọ cao nhất trong Liên minh Châu Âu, dự kiến Tây Ban Nha sẽ là nước có tuổi thọ cao nhất thế giới vào năm 2040.
(Theo www.businessinsider.com)
Tác giả bài viết: Suckhoecongdong.net.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trên cơ sở Nghị quyết 46 của Bộ chính trị và chương trình hành động của Chính phủ, Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam được thành lập với mục đích góp phần cùng với các cơ quan nhà nước thực hiện có kết quả những nhiệm vụ giáo dục chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng nòi giống mà...