https://jex.com.vn https://qik.com.vn

THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG CỦA TW HỘI GIÁO DỤC CSSKCĐ VIỆT NAM

Bài 006: Cơ ức đòn chủm

Thứ năm - 09/09/2021 23:07
GIẢI PHẪU CƠ ỨC ĐÒN CHỦM. Cơ ức đòn chủm là một trong những cơ vùng lớn nhất ở vùng cổ .Cơ Ức đòn chủm được chi phối bởi dây thần kinh phụ (thần kinh số XI).Nó được đưa ra tên gọi Cơ Ức đòn chủm vì nó có nguyên uỷ bám tại cán của xương ức và xương đòn và có một đầu bám vào mỏm chũm của xương thái dương trên hộp sọ .
Bài 006: Cơ ức đòn chủm

 

Hình ảnh.jpeg

Chức năng cơ ức đòn chủm

Chức năng của cơ này là xoay đầu sang phía đối diện hoặc xoay đầu chếch, gập và nghiêng đầu

  • Khi cả hai bên của cơ hoạt động cùng nhau nó giúp gập cổ ( đưa cằm lại gần ngực).

Khi một bên hoạt động một mình, nó làm cho đầu quay sang phía đối diện và nghiêng sang một bên.

THĂM KHÁM CƠ ỨC ĐÒN CHŨM 

Thăm khám để xem sự mức cân xứng giữa hai bên của cơ ức đòn chũm .

CHUẨN BỊ: trong việc tác động cơ ức đòn chũm, chúng ta chỉ cần sử dụng các ngón tay và dầu ngải để sẵn để cho tiện trong việc tác động

Tác động điểm CƠ ỨC ĐÒN CHỦM giúp chữa:

Gồm tạm thời chia làm 6 nhóm:

  • Nhóm 1: Điểm tác động cơ ức đòn chũm có thể ảnh hưởng đến tai trong. Cũng có khi bị mất thính giác, gây ra các vấn đề về cân bằng như chóng mặt, ngất xỉu hoặc thậm chí ngã. (rối loạn tiền đình). - áp dụng TCLT trong điều chỉnh tuần hoàn máu não: tác động trên người thật nhưng hiệu quả không tuyệt đối thì tiếp theo nên áp dụng tìm điểm đau ở cơ ức đòn chũm để tác động.
  • Nhóm 2: Nhức đầu,
  • Đau trán và thái dương,
  • Đau chẩm của hộp sọ,
  • Nhóm 3: Cơ này cũng có thể gây đau cho xoang, răng và lưỡi.
  • Nhóm 4: Có thể gây ra các vấn đề về mắt như mí mắt rủ xuống, chảy nước mắt và đỏ. Rối loạn thị lực,
  • Nhóm 5: Cơ Ức đòn chũm cũng hoạt động như một cơ trợ vận của trong hoạt động hô hấp cùng với các cơ của cổ.
  • Quá trình truyền tín hiệu để co thắt hoặc thư giãn Cơ Ức đòn chũm bắt đầu dây thần kinh phụ.

Do đó, trong những chứng xơ cứng tiềm ẩn Cơ ức đòn chủm dẫn đến:

  • Ho mãn tính và Cứng cổ.

Trong trường hợp này cần dùng dầu ngải xoa bóp đều vùng cơ ức đòn chủm, sau đó nắn tìm điểm co cứng cơ xoa nắn thường xuyên.

  • Nhóm 6: Co thắt cơ làm phát sinh một tình trạng gọi là nghẹo cổ hoặc nghiêng đầu.

Vẹo cổ gây tình trạng đầu nghiêng về phía bên cơ bị co thắt.

Tác động để kéo căng cơ liên quan, đồng thời tăng cường cơ bắp ở phía đối diện của cổ.

Mặc dù là nguyên nhân của nhiều rối loạn nhưng chúng tương đối dễ điều trị.

Hình ảnh_1.jpeg

Khi tác động điểm co cứng ở cơ ức đòn chủm, tác động áp lực từng lúc gián đoạn (8 đến 10 giây giúp giảm co thắt và đau ở cơ.

Ngoài ra việc tác động vào làm giãn giúp giãn cơ và cơn đau giảm xuống, còn cơ giúp tăng lưu thông máu và loại bỏ các chất cặn bã.

Cuối cùng, nhờ việc sử dụng lực vào điểm co cơ sẽ giúp truyền tín hiệu đi và làm các cơn đau do điểm kích hoạt gây ra mất dần.

Điều quan trọng bạn phải hiểu rằng điểm tác động cơ co không phải là các điểm huyệt.

Nắm lấy cơ giữa ngón cái và các ngón tay rồi cuộn các sợi cơ lại, đi từ đáy hộp sọ đến xương đòn.

 

 

 

Chú ý: tránh tác động vào động mạch cảnh, bạn có thể cảm thấy mạch đập.

Hình ảnh_2.jpeg

Đặc biệt của điểm tác động, chúng sẽ rất đau khi sờ đến.

Chúng có thể tìm thấy được ở bất kỳ đâu trên toàn bộ bề mặt của cơ ức đòn chũm.

Hình ảnh_3.png

Bệnh vẹo cổ bẩm sinh có thể có một nguyên nhân rõ trong quá trình thai kỳ dẫn đến hình thành một khối khối u có thể sờ thấy trong cơ ức đòn chũm.

Vẹo cổ bẩm sinh hay còn gọi xơ hoá cơ ức đòn chũm là tình trạng cơ ức đòn chũm bị xơ hoá một phần do tư thế ở trong tử cung (ở trẻ ngôi mông, dây nhau choàng) hoặc tai biến khi sinh dẫn đến:

  • Hạn chế tầm vận động của cột sống cổ, vẹo cổ.

Đối với trường hợp này ngoài khả năng của chúng ta

Hình ảnh_3.jpeg

Hình ảnh_4.jpeg

Điều trị căn bản:

Thường xuyên chườm nóng với cặp đá diệu kỳ vùng Cơ ức đòn chũm.

 

BS Dư Quang Châu

Chủ tịch Chi hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng TCLT

Viện trưởng Viện Bấm huyệt TCLT

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Ý kiến của bạn bằng tài khoản Facebook.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây