Bệnh tuyến giáp không nên ăn thực phẩm từ đậu nành có phải không?
Thứ sáu - 29/12/2023 02:54
Trong đậu nành có chứa các chất như goitrogens, phytoestrogen, isoflavone, đều được nghiên cứu chứng minh có những ảnh hưởng nhất định tới chức năng tuyến giáp.
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ cơ thể, tâm trạng, nhịp tim và huyết áp. Rối loạn chức năng tuyến giáp sẽ dẫn tới những phản ứng khó chịu của cơ thể, làm cơ thể mệt mỏi. Lựa chọn đúng loại thực phẩm là rất quan trọng trong việc giảm triệu chứng tuyến giáp và hầu hết các vấn đề sức khỏe khác.
Đậu nành được biết đến là một thành phần thường xuyên xuất hiện trong các món ăn châu Á, nhất là với các món ăn chay. Đậu nành là nguồn cung cấp protein lành mạnh và đầy đủ. Đậu nành có nhiều tác dụng tốt như
Giảm các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm ở thời kỳ mãn kinh
Giảm mức cholesterol LDL
Hạ huyết áp ở người bị tăng huyết áp
Bảo tồn sức khỏe xương sau mãn kinh
Giảm nguy cơ ung thư vú
Tuy nhiên trong đậu nành có chứa các chất như goitrogens, phytoestrogen, isoflavone, đều được nghiên cứu chứng minh có những ảnh hưởng nhất định tới chức năng tuyến giáp.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm chứa nhiều đậu nành có thể làm thay đổi và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc tuyến giáp. Nếu bạn đang dùng hormone thay thế tuyến giáp tổng hợp, hãy tránh ăn hoặc uống các sản phẩm từ đậu nành trong bốn giờ trước hoặc sau khi dùng thuốc vì đậu nành có thể cản trở sự hấp thụ của thuốc. Goitrogens thể góp phần gây viêm tuyến giáp. Ngoài ra, các sản phẩm đậu nành có chứa thành phần phytoestrogen với các tác động tương tự của estrogen, gây cản trở hoạt động bình thường của tuyến giáp. Isoflavone đậu nành, hợp chất hoạt tính sinh học có đặc tính phytoestrogen, có tác dụng có lợi đối với sức khỏe tim mạch và có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh. Tuy nhiên, isoflavone đậu nành liều cao đã được chứng minh là làm tăng mức TSH và T3. Phụ nữ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng này. Đậu nành được cho là có tác dụng ức chế sản xuất hormone tuyến giáp bằng cách cản trở sự xâm nhập của iốt vào tuyến giáp
Tuy nhiên, đậu nành bị coi là chất gây rối loạn nội tiết dựa trên các nghiên cứu trên động vật và phòng thí nghiệm. Mặt khác, các thử nghiệm trên người cho thấy đậu nành có ít hoặc không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Theo nghiên cứu hiện tại, ăn đậu nành điều độ không ảnh hưởng đến sức khỏe tuyến giáp. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều đậu nành có thể làm thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp và cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp.
FDA khuyến nghị người lớn nên tiêu thụ 25 gam protein đậu nành mỗi ngày. Nghiên cứu bổ sung cho thấy hạn chế tiêu thụ isoflavone đậu nành ở mức 100 mg hoặc ít hơn mỗi ngày.
Tác giả bài viết: Trung tâm CSSK VMC Việt Nam