https://jex.com.vn https://qik.com.vn

THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG CỦA TW HỘI GIÁO DỤC CSSKCĐ VIỆT NAM

Báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động hội giai đoạn 2018-2023 VACHE

Chủ nhật - 10/12/2023 08:59
Toàn văn báo cáo tóm tắt hoạt động của Hội giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam - VACHE
Báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động hội giai đoạn 2018-2023 VACHE
Toàn văn nội dung báo cáo như sau:
Link : https://drive.google.com/file/d/1wEMmTYKSytAv6TH1ZlE4QMD18lsyKlwz/view
----------------------------

BÁO CÁO TÓM TẮT 

Tình hình và kết quả hoạt động của Hội GDCSSKCĐ VIỆT NAM Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (GDCSSKCĐ) Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1710/ QĐ-BNV ngày 25/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. 

Hội là tổ chức xã hội, tập hợp các tổ chức, cá nhân Việt Nam trên tinh thần tự nguyện, không vụ lợi, với tôn chỉ, mục đích “Đồng tâm hiệp lực phấn đấu vì sự nghiệp Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng nòi giống, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”. Hội coi đây là sự nghiệp có ý nghĩa chính trị, nhân văn, đạo lý sâu sắc, trường tồn cùng dân tộc nhằm góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, đảm bảo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

A. Tình hình và Kết quả hoạt động của Hội trong 15 năm qua 

I. Công tác xây dựng và phát triển Hội. 

1. Trải qua 15 năm hoạt động, Hội đã tổ chức 3 kỳ Đại hội. Người sáng lập và Chủ tịch Hội khóa I là đồng chí Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; Chủ tịch Hội khóa II và khóa III là đồng chí Nguyễn Hồng Quân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng. Tham gia Hội còn có nhiều các chuyên gia, Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ; nguyên cán bộ cao cấp các ngành; các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, doanh nghiệp, dòng họ,... 

2. Hội có Cơ quan Trung ương Hội, Tạp chí Sức khỏe cộng đồng, trang website; thành lập được Hội đồng khoa học, 10 Viện và 19 Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng, 03 khối chuyên ngành, 04 văn phòng đại diện; đặc biệt là đã Hội đã thành lập và kết nạp được hơn 3.000 các Liên chi hội, chi hội, câu lạc bộ... hoạt động tại cơ sở ở trên 50 tỉnh, thành phố với hơn hai triệu hội viên chính thức và nhiều người dân trong cộng đồng tham gia thường xuyên vào phong trào chăm sóc và tự chăm sóc, nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật. 

си 

3. Hội phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành, các tổ chức để không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác GDCSSKCĐ. Việc phối hợp được thông qua các chương trình thể về chăm sóc sức khỏe. Hội đã ký kết chương trình phối hợp với Bộ Y tế; các Hội, như: Khuyến học, Nam Y, Quân dân y, Bác sĩ gia đình, Người cao tuổi Việt Nam; Tổng hội Y học, Hiệp hội thực phẩm chức năng; Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Nông nghiệp tuần hoàn VN, v.v... Sự hợp tác phối hợp này đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần tích cực, hiệu quả trong triển khai các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân. 

Hội tích cực triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế như phối hợp tổ chức các hội thảo khoa học, quảng bá về hoạt động giáo dục chăm sóc sức khỏe và hình ảnh của Hội, kêu gọi sự hỗ trợ. Hội đã vận động Hội Xúc tiến ngoại giao Nhật Bản tài trợ 20 xe cứu thương và phân phối cho các đơn vị hội viên liên kết để vận chuyển bệnh nhân, nhất là trong giai đoạn dịch COVID 19 rất hiệu quả. 

II. Hoạt động Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 

Hoạt động GDCSSKCĐ được tập trung triển khai với nhiều nội dung, hình thức phong phú trên tất cả các lĩnh vực Sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe môi trường. Sau đây là một số hoạt động nổi bật của Hội: 

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Hội. 

1.1. Nội dung giáo dục, tuyên truyền của Hội tập trung vào tư vấn nâng cao nhận thức về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe chủ động; về chế độ dinh dưỡng, ăn uống; vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn và bảo vệ môi trường...; các chuyên đề sâu về phòng chống dịch bệnh (dịch covid-19), các bệnh không lây nhiễm, kiểm soát đường huyết, bệnh cơ xương khớp và tim mạch, phòng chống tác hại của thuốc lá... Nhiều đơn vị thuộc Hội chủ động phối hợp tổ chức tầm soát sớm sức khỏe, chăm sóc, thăm khám - chữa - điều trị bằng các phương pháp y học cổ truyền. 

Phương thức truyền thông đa dạng, phù hợp thực tế, như: ngoài tuyên truyền trực tiếp tại các cộng đồng, hội nghị, hội thảo, sự kiện, còn được tiến hành thường xuyên qua Tạp chí Sức khỏe cộng đồng, website, các ấn phẩm; phim tài liệu, videoclip, ấn phẩm. 

1.2. Hội thường xuyên tổ chức nhiều hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, sự kiện ở các cấp độ, quy mô khác nhau (bình quân 30-40 cuộc/năm). Nổi bật như các chủ đề: “Chung tay chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi tại cộng đồng”, sự kiện “2021 Sự thay đổi – Vì một cộng đồng khỏe mạnh hơn”, “Cây Sa sâm Việt - Dược liệu quý của Việt Nam”; “Bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn dược liệu vì sức khỏe cộng đồng”; “Giáo dục sáng tạo và thích ứng đối với trẻ trong thời kỳ mới”; “Doanh nghiệp, Doanh nhân với khoa học và trách nhiệm vì sức khỏe cộng đồng”; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động KHCN và phát triển sản phẩm bảo vệ sức khỏe cộng đồng... Tổ chức hàng trăm sự kiện với chủ đề như: “Vì sức khỏe người Việt”; “Vinh danh người thầy thuốc vì sức khỏe cộng đồng”, “Chung tay chăm sóc sức khỏe cộng đồng”; đặc biệt là tổ chức rộng rãi các “Ngày hội sức khỏe người cao tuổi” tại các địa phương, thu hút sự tham gia của hàng trăm, hàng nghìn người trong mỗi sự kiện. 

Hoạt động truyền thông đã góp phần thay đổi nhận thức và kỹ năng của cộng đồng về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cả về thể chất, tinh thần và môi trường, nhất là trong đại dịch COVID vừa qua, đem lại hiệu quả thiết thực trong chăm sóc nâng cao sức khỏe của người dân. 

2. Xây dựng và phát triển phong trào rèn luyện sức khỏe cộng đồng thường xuyên, sâu rộng khắp trong cả nước theo hướng phòng bệnh hơn chữa bệnh, hướng tới một xã hội lành mạnh. 

Trong suốt thời gian 15 năm qua, đặc biệt là thời gian 5 năm trở lại đây (từ khi có Nghị quyết số 20/NQ-TW của BCHTW Đảng), Hội đã đẩy mạnh tổ chức các hoạt động rèn luyện sức khỏe cộng đồng ở hơn 50 tỉnh thành phố trên cả nước. Các chi hội Dưỡng sinh tâm thể, dưỡng sinh kinh lạc đã được thành lập ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, thu hút và hướng dẫn các hội viên tham gia phong trào. Tổng số người tham gia các rèn luyện sức khỏe cộng đồng thường xuyên lên đến hơn một triệu người, tạo thành phong trào sâu rộng khắp trong cả nước. 

Đến nay, Hội đã xây dựng được hàng trăm các điểm chăm sóc sức khỏe, trên 3.000 Liên chi hội, chi hội, câu lạc bộ tự chăm sóc sức khỏe ở cơ sở xã phường, thôn bản, tổ dân phố, tạo nên phong trào tự chăm sóc sức khỏe sâu rộng trong cộng đồng, nhất là đối với đối tượng trung cao tuổi. 

Những hoạt động trên đã đem lại hiệu quả và ý nghĩa rất tích cực trong việc nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật cho hàng triệu người, góp phần không nhỏ vào việc giảm tải số lượng người bệnh cho các bệnh viện, chi phí khám chữa bệnh tật cho người dân và gánh nặng cho bảo hiểm Y tế; góp phần không nhỏ vào việc tăng cường sức lao động cho xã hội và tăng trưởng của nền kinh tế. 

liên 

3. Đẩy mạnh hoạt động KH&CN phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 

2.1. Hội đã thành lập Hội đồng khoa học với chức năng tư vấn về các vấn đề chuyên môn quan đến GDCSSKCĐ; nghiên cứu, biên soạn tài liệu; tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học; xây dựng cơ sở khoa học cho các hoạt động vận động dưỡng sinh; đánh giá, lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe đủ điều kiện về chất lượng và an toàn. Hội đã thành lập 09 Viện và 19 Trung tâm có chức năng nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, các phương pháp, sản phẩm, mô hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 

2.2. Hội đã nghiên cứu, biên soạn nhiều tài liệu, sách chuyên môn (gần 30 tài liệu) phục vụ công tác GDCSSKCĐ; xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, đề án, dự án như: “Chương trình hỗ trợ phát triển sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng”; Đề án “Góp phần xây dựng và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu ở cơ sở; Đề án “Chăm sóc sức người cao tuổi tại cộng đồng”; Đề án “Góp phần xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động mặng lưới y tế cơ sở”, Chương trình truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá, vệ sinh an toàn thực phẩm... góp phần thiết thực hỗ trợ cho các đơn vị, doanh nghiệp trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm, dịch vụ và hoạt động chăm sóc sức khỏe. 

4. Xây dựng mô hình Giáo dục CSSK sớm ở trẻ em nhằm góp phần nâng cao tầm vóc, chất lượng nòi giống, đào tạo nhân tài cho đất nước. Hội đã thành lập Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người – IPD (năm 2010), tập trung vào nghiên cứu làm rõ ý nghĩa, cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn ở Việt Nam về giáo dục sớm; biên soạn chương trình, tài liệu; tổ chức hội nghị, hội thảo; liên kết hợp tác với các trường đào tạo giáo viên mâm non, trường thực nghiệm, trường mầm non; thành lập các trung tâm chuyển giao công 

* Dưỡng sinh tâm thể là hoạt động tập thể rèn luyện thể chất theo phương pháp dưỡng sinh kết hợp với giáo dục tinh thần, cách ứng xử lành mạnh trong cộng đồng, với triết lý “Thân lành, Tâm lành, Ngôn lành” nhằm xây dựng một xã hội khỏe mạnh, đoàn kết, giúp đỡ nhau, ứng xử đẹp trong cuộc sống. 

nghệ nhằm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn áp dụng rộng rãi các kiến thức, kỹ năng, mô hình về giáo dục sớm cho cộng đồng. Đây là một mô hình mới với nhiều nội dung giáo dục mới thiết thực đã được Hội áp dụng thành công ở nhiều địa phương trong thời gian qua, được các bậc phụ huynh học sinh đồng tình, ủng hộ. Hội đã có những đề xuất kiến nghị về chính sách với các cơ quan chức năng của Nhà nước. 

5. Công tác phản biện và giám sát xã hội. 

Hội đã chủ động tham gia ý kiến với Chính phủ, Quốc hội, cơ quan chức năng trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực sức khỏe và chăm sóc sức khỏe như: Kiến nghị thể chế hóa Nghị quyết số 20/NQ-TW của BCHTW Đảng khóa XII, tham gia góp ý bổ sung sửa đổi các luật Khám bệnh, chữa bệnh; luật Dược; luật bảo hiểm y tế; luật Trẻ em, luật Bảo vệ môi trường, luật về Hợp tác công – tư (PPP). Đồng thời luôn kịp thời phản ánh tình hình thực tiễn xã hội trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. 

6. Hoạt động từ thiện xã hội gắn với GDCSSK cộng đồng. 

Hội thường xuyên vận động hội viên, cộng đồng và tổ chức nhiều hoạt động từ thiện, hỗ trợ các đối tượng chính sách có công với cách mạng, đồng bào vùng bị bão lũ lụt, vùng sâu vùng xa khó khăn, người nghèo, khuyết tật như: Xây dựng hàng chục cầu 

qua sông suối, kênh rạch; tặng phương tiện, thiết bị cơ sở vật chất khám chữa bệnh; tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí, xóa đói giảm nghèo với giá trị lên đến nhiều tỷ đồng mỗi năm. Từ năm 2020 đến nay, Hội đã tổ chức khoảng 50 đợt từ thiện, với tổng giá trị hiện vật và tiền mặt lên đến gần 20 tỷ đồng. 

Khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, Hội đã phát động chương trình “Chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phòng chống dịch Covid-19”, tham gia với các cơ quan ban ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương phòng chống dịch, với giá trị huy động cho chương trình tới gần 10 tỷ đồng. 

quan 

Hoạt động của Hội được triển khai tích cực, rộng rãi, đa dạng trên các lĩnh vực liên đến sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, gắn với cơ sở địa phương, đã góp phần thiết thực trong chăm sóc - nâng cao sức khỏe - đẩy lùi bệnh tật cho cộng đồng, giảm tải cho các bệnh viện và chi phí xã hội. Kết quả hoạt động của Hội được xã hội, lãnh đạo, cơ quan chức năng các cấp, các địa phương, xã hội ghi nhận, đánh giá cao. 

B. Phương hướng hoạt động của Hội trong thời gian tới 

Trong thời gian tới, Hội tập trung vào những mặt công tác chính sau đây: 

1. Tiếp tục đổi mới, đa đạng mô hình tổ chức, hoạt động của Hội theo hướng tinh gọn, năng động, linh hoạt và hiệu quả. Đẩy mạnh công tác phát triển hội viên. Chú trọng vùng sâu vùng xa khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. 

2. Tiếp cận và triển khai toàn diện hoạt động về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe toàn diện (sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, sức khỏe môi trường) với các nội dung, hình thức, bước đi thích hợp. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, triển khai hiệu quả các Đề án, Dự 

án về chăm sóc sức khỏe cộng đồng; phát huy và phát triển y dược học cổ truyền; bảo vệ môi trường. Mở rộng áp dụng kiến thức kỹ năng về giáo dục sớm trẻ em. 

3. Đẩy mạnh công tác truyền thông về sự nghiệp GDCSSKCĐ, xây dựng hình ảnh, thương hiệu và phát triển Hội, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về sức khỏe của nhân 

dân. 

4. Mở rộng quan hệ với các Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể và hợp tác quốc tế để giới thiệu về sự nghiệp GDCSSKCĐ và hoạt động của Hội. Triển khai có hiệu quả các chương trình phối hợp đã ký kết. Tích cực triển khai công tác phản biện và giám sát xã hội. 

5. Đẩy mạnh hoạt động từ thiện xã hội gắn với CSSKCĐ. Tích cực vận động, tìm kiếm nguồn kinh phí và cơ sở vật chất, đáp ứng các hoạt động thiết thực của Hội. Thành lập “Quỹ từ thiện vì cộng đồng” và từng bước đưa quỹ đi vào hoạt động. 

C. Đề xuất, Kiến nghị 

Từ thực tế hoạt động, Hội xin kiến nghị một số vấn đề với Chính phủ và Thủ tướng 

như sau: 

1. Chỉ đạo việc xây dựng cơ chế, chính sách: 

- Thể chế hóa Nghị quyết 20/NQ-TW của BCHTW Đảng khóa XII: Đề nghị xây dựng luật “Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân” trên cơ sở bổ sung, sửa đổi “Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989”. 

Có cơ chế chính sách để đảm bảo mọi người dân đều được hưởng quyền lợi của bảo hiểm y tế, quyền chăm sóc sức khỏe, khám, chữa và điều trị bệnh tật với chất lượng ngày càng cao hơn, thuận tiện và giá thành rẻ hơn; chính sách xây dựng các bệnh viện, trung tâm nuôi dưỡng người già, trẻ em mồ côi, tàn tật; tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện trong khám chữa và điều trị bệnh tật; phát huy vai trò của Y dược học cổ truyền. 

Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể về “vận động tổ chức cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho y tế cơ sở” theo tinh thần của chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới" (tại điểm 3 của Chỉ thị) nhằm thực hiện xã hội hóa, hợp tác công-tư trong phối hợp nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của tuyến y tế cơ sở; khuyến khích các thành phần trong và ngoài nước tham gia vào các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe. 

2. Chỉ đạo các Bộ, ngành, các tổ chức hội có liên quan phối hợp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để Hội triển khai có hiệu quả các hoạt động GDCSSKCĐ. Cụ thể, Chỉ đạo Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm và hỗ trợ để triển khai mô hình giáo dục sớm chăm sóc sức khỏe trẻ em đã được Hội GDCSSKCĐ VN triển khai thành công ở một số địa phương. 

3. Chỉ đạo cho Hội được tham gia làm thành viên “Ủy Ban quốc gia về Người cao tuổi”, vì người cao tuổi đang là đối tượng chủ yếu mà Hội đang triển khai các hoạt động 

chăm sóc sức khỏe. 

4. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc của Hội đạt được trong 15 năm qua, Trung ương Hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ liên quan quan tâm xem xét đề nghị Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba cho Hội GDCSSKCĐ Việt Nam; Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ tặng Bằng khen cho một số tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong 5 năm qua (Hội đã gửi hồ sơ đề nghị lên các cơ quan chức năng liên quan). 

Hoạt động của Hội những năm qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong thời gian tới, trước yêu cầu cấp bách nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân theo tinh thần Nghị quyết 20/NQ-TW của BCHTW Đảng khóa XII, toàn thể cán bộ, hội viên trong Hội xác định: tiếp tục đồng tâm hiệp lực, tích cực, nỗ lực cao hơn, nhiều hơn nữa, phấn đấu xây dựng, phát triển Hội lớn mạnh, đẩy mạnh toàn diện hoạt động GDCSSKCĐ trên tất cả các lĩnh vực, góp phần tích cực cùng với các cấp, các ngành và toàn xã hội thực hiện có hiệu quả sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.. 

TM. TRUNG ƯƠNG HỘI CHỦ TỊCH 

Nguyễn Hồng Quân (Nguyên Ủy viên BCH TW Đảng CSVN) 

Tác giả bài viết: Suckhoecongdong.net.vn

Chú ý: Nội dung bài viết này là tài nguyên thông tin HOẠT ĐỘNG của TRUNG ƯƠNG HỘI GIÁO DỤC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM - BỘ NỘI VỤ. Việc đăng tải thông tin từ website này mà không dẩn nguồn http://suckhoecongdong.net.vn là vi phạm bản quyền, vi phạm luật báo chí và thông tin truyền thông, chúng tôi không chịu trách nhiệm về các nội dung trích dẫn !

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Ý kiến của bạn bằng tài khoản Facebook.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây