Hướng dẫn bấm huyệt nghinh hương thông xoang
Thứ hai - 11/12/2023 01:49
Mùa đông lạnh, chắc không ít bạn ngạt mũi gây cảm giác khó chịu. Bạn hãy nhớ tới thực hành bấm huyệt nghinh hương
Cơ thể con người từ khi sinh ra có tổng cộng 361 huyệt đạo cổ truyền có vị trí rõ ràng trên 14 đường kinh mạch, vì thế nếu biết cách tác động đúng vào những huyệt đạo này chúng ta có thể hoàn toàn chủ động tạo ra được rất nhiều thuốc tự nhiên giúp cải thiện sức khoẻ cho chính cơ thể mình. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta hãy cùng đi sâu vào vị trí và tác dụng của huyệt Nghinh Hương.
Tên Huyệt có nghĩa như sau:
- Nghinh: có nghĩa là đón tiếp một cách ân cần
- Hương: có nghĩa là mũi thơm
Tác dụng của Huyệt Nghinh Hương
- Giúp mũi thông thoáng, nhận biết các mùi hương một cách rõ ràng
- Cải thiện tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi, sổ mũi, hắt hơi
- Thông kinh lạc vùng mặt, thư giãn cơ mặt
- Cải thiện sức khoẻ hệ hô hấp và viêm mũi xoang
- Giảm và phòng ngừa tình trạng chảy máu cam
Ứng dụng trong Xoa Bóp Bấm Huyệt
Xác định vị trí của Huyệt: Cười thể hiện rõ rãnh mũi - miệng, vị trí Huyệt là điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cánh mũi và rãnh mũi - miệng. Thực tế bạn dùng đầu ngón tay trỏ ấn sâu vào vùng 2 bên cánh mũi, chắc chắn bạn sẽ thấy một khe lõm nhỏ - chỗ lõm nhỏ hiện ra dưới dầu ngón tay đấy chính là huyệt.
- Tạo lực day ấn hợp lý: sử dụng đầu ngón tay trỏ để day ấn là tốt nhất
- Thời gian làm: 2 - 3 phút/1 huyệt hoặc lâu hơn nếu bạn thấy dễ chịu và nên tác động vào cả hai huyệt cùng một lúc, ngày tối thiểu làm 1 lần
- Kĩ thuật kích hoạt huyệt: hay chọn 1 trong 2 kĩ thuật sau đây: kĩ thuật ấn thẳng vào huyệt và giữ từ 2 - 3 phút. Kĩ thuật day tròn 20-30 vòng 1 chiều rồi day chiều ngược lại
- Kết hợp với xoa bóp, huyệt đạo: xoa bóp nhẹ để làm ấm vùng mặt, xoa bóp vùng gáy hoặc cào đầu đem lại cảm thấy sảng khoái dễ chịu. Kết hợp với huyệt Phong Trì, Hợp cốc sẽ tạo ra tác dụng thông kinh lạc hiệp đồng
- Tập trung và cảm nhận giúp tăng hiệu quả huyệt đạo: hít thở sâu, thư giãn cơ bắp vùng đầu mặt và cả hai bên vai
Tác giả bài viết: Bs CKI Lê Hải – Trung tâm CSSK VMC Việt Nam
Chú ý: Nội dung bài viết này là tài nguyên thông tin HOẠT ĐỘNG của TRUNG ƯƠNG HỘI GIÁO DỤC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM - BỘ NỘI VỤ. Việc đăng tải thông tin từ website này mà không dẩn nguồn http://suckhoecongdong.net.vn là vi phạm bản quyền, vi phạm luật báo chí và thông tin truyền thông, chúng tôi không chịu trách nhiệm về các nội dung trích dẫn !